PCB – Trái tim của mọi thiết bị điện tử

31/03/2025 8
 

Trong khi ngành công nghiệp điện tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, PCB trở thành thành phần quan trọng không thể thiếu của thiết bị điện tử. Dù bạn đang sử dụng điện thoại, máy tính hay bất kỳ thiết bị nào có vi mạch, rất có thể bên trong đang chứa một PCB. Vậy nó là gì? Có bao nhiêu loại và được sản xuất như thế nào? Hôm nay, hãy cùng IC - VIETNAM khám phá tất tần tật về PCB trong bài viết dưới đây!


 
 

PCB là gì?

PCB (Printed Circuit Board) là bảng mạch in, như một tấm nền không thể dẫn điện một mình, được thiết kế để  kết nối linh kiện điện tử thông qua các đường mạch đồng, thay thế cho kết nối thủ công bằng dây điện. Đây là thành phần quan trọng trong hầu hết các thiết bị điện tử, từ điện thoại, máy tính, cho đến các hệ thống công nghiệp và hàng không. Nhờ PCB, thiết bị điện tử trở nên gọn gàng, bền bỉ và dễ sản xuất hàng loạt!
 

Lịch sử hình thành và phát triển của PCB

PCB đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử.

  • 1893 - 1925: Albert Hanson phát minh nguyên mẫu PCB đầu tiên, sau đó Charles Ducas cải tiến công nghệ in mạch điện trực tiếp lên vật liệu cách điện, đặt nền móng cho PCB hiện đại.
  • 1943 - 1948: Trong Thế chiến II, PCB được quân đội Anh và Mỹ sử dụng trong thiết bị vô tuyến, giúp giảm kích thước và tăng độ bền. Sau chiến tranh, công nghệ này được phổ biến ra dân sự, tạo tiền đề cho ngành sản xuất PCB phát triển mạnh mẽ.
  • 1950 - Nay: PCB một lớp được sản xuất hàng loạt, sau đó phát triển thành PCB nhiều lớp, PCB linh hoạt và HDI PCB, đáp ứng nhu cầu thu nhỏ thiết bị và tăng hiệu suất trong các ứng dụng công nghệ cao như 5G, AI, IoT và hàng không vũ trụ.

Ngày nay, PCB là thành phần không thể thiếu trong điện tử tiêu dùng, y tế, ô tô, công nghiệp, quân sự và viễn thông, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghệ hiện đại.

Cấu tạo PCB

Một PCB cơ bản sẽ gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau theo thứ tự nhất định để đảm bảo hoạt động ổn định và bền bỉ. Mỗi lớp sẽ đóng một vai trò riêng, được kết nối với nhau bằng nhiệt hoặc chất kết dính tạo thành 1 thể thống nhất
>> xem thêm: "Diode là gì?".

  • Lớp in lụa (Silkscreen Layer) - Lớp trên cùng chứa ký hiệu, tên linh kiện giúp định vị và lắp ráp chính xác.
  • Lớp hàn (Solder Mask) - Lớp tạo màu cho PCB, có tác dụng cách ly các đường dẫn và bảo vệ mạch, được phủ lên lớp đồng để ngăn chặn oxy hóa và tránh ngắn mạch.
  • Lớp đồng (Copper Layer) - Lõi dẫn điện chứa các đường mạch đồng giúp kết nối linh kiện điện tử.
  • Lớp nền (Substrate) - Lớp dưới cùng là phần khung của PCB, thường làm từ FR4 (sợi thủy tinh gia cường epoxy - Fiberglass Reinforced Epoxy), giúp PCB bền chắc và chịu nhiệt tốt.

Các loại PCB phổ biến

Hiện nay, PCB được phát triển rộng rãi thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại phù hợp với những ứng dụng và yêu cầu kỹ thuật riêng. Dưới đây là các loại PCB phổ biến:

  • PCB một lớp (Single-layer PCB): Chỉ có một lớp đồng dẫn điện, thường dùng trong các thiết bị đơn giản như đèn LED, đồ gia dụng.
  • PCB hai lớp (Double-layer PCB): Hay còn gọi là PCB hai mặt, ó hai lớp đồng, cho phép linh kiện được lắp ở cả hai mặt, thường dùng trong hệ thống âm thanh, thiết bị công nghiệp.
  • PCB nhiều lớp (Multilayer PCB): Có từ 3 lớp trở lên, giúp tối ưu không gian và giảm nhiễu điện từ, ứng dụng trong máy tính, viễn thông, thiết bị y tế.
  • PCB dẻo (Flexible PCB): Hay còn gọi là mạch Flex, được làm từ vật liệu dẻo như polymide, PEEK hoặc màng polyester, có thể uốn cong, sử dụng trong thiết bị đeo thông minh, điện thoại, ô tô.
  • PCB cứng - mềm (Rigid-Flex PCB): Kết hợp giữa PCB cứng và PCB dẻo, có khả năng chống sốc và uốn dẻo giúp tiết kiệm không gian, ứng dụng trong thiết bị quân sự, hàng không.
  • PCB không chứa chì (Lead-free PCB): Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường RoHS, dùng trong các thiết bị điện tử thân thiện môi trường.

Ứng dụng của PCB 

PCB được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ tính linh hoạt, độ bền và khả năng tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị điện tử như:

 
  • Thiết bị điện tử tiêu dùng: TV, điện thoại, laptop, máy ảnh……
  • Ô tô & Giao thông: Cảm biến, hệ thống điều khiển, màn hình hiển thị……
  • Y tế: Máy đo huyết áp, máy trợ tim, thiết bị xét nghiệm...
  • Quân sự & Hàng không: Radar, hệ thống thông tin liên lạc...
  • Công nghiệp: Robot, hệ thống tự động hóa….
  • Viễn thông: Trạm phát sóng, bộ định tuyến, mạng 5G…..

Sự phổ biến của PCB trong các ngành công nghiệp khác nhau góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp điện tử, giúp tối ưu hiệu suất và tính năng của các thiết bị.
 

Xu hướng công nghệ PCB

  • HDI (High-Density Interconnect): PCB mật độ cao giúp thu nhỏ thiết bị nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất, phù hợp với smartphone, tablet, thiết bị đeo.
  • Linh kiện nhúng: Tích hợp trực tiếp vào PCB, tiết kiệm không gian, tăng độ bền, giảm điện trở, tối ưu cho thiết bị hiệu suất cao.
  • Vật liệu thân thiện môi trường (RoHS): PCB không chứa chì, giảm tác động môi trường, hướng đến sản xuất xanh.
  • PCB cho 5G, AI & IoT: Đáp ứng tốc độ cao, băng thông lớn, giảm nhiễu, đảm bảo kết nối ổn định cho hệ thống thông minh.
  • PCB quang học: Truyền tín hiệu bằng ánh sáng, tăng tốc độ dữ liệu, giảm tiêu hao năng lượng, ứng dụng trong trung tâm dữ liệu, viễn thông.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, PCB ngày càng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu thu nhỏ thiết bị, tăng hiệu suất và thân thiện với môi trường. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp PCB chất lượng hoặc cần tư vấn chi tiết,  IC - VietNam chính là đối tác đáng tin cậy dành cho bạn. Chúng tôi với cương vị là nhà phân phối linh kiện điện tử hàng đầu sẽ đảm bảo chất lượng từ điện tử tiêu dùng đến công nghiệp tiên tiến, tiếp tục góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của ngành công nghệ hiện đại. Hãy hợp tác với chúng tôi để có được những sản phẩm tốt nhất.


 

Famous Manufacturers

Chat Chat